2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 2 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008, Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
Theo định nghĩa trên, Việc trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia được quy định tại Điều 5 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 như khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, hoặc khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa; hay khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ; hoặc khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Trong trường hợp như vậy, Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, sẽ thực hiện trưng dụng tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản (Khoản 1 Điều 24 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008).
Trong thời hạn trưng dụng tài sản, Nhà nước có quyền sử dụng, khai thác công dụng của tài sản trưng dụng. Kết thúc thời hạn trưng dụng, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản thuộc đối tượng trưng dụng sẽ được Nhà nước hoàn trả.
Khi hoàn trả tài sản, nếu tài sản trưng dụng bị mất; tài sản trưng dụng bị hư hỏng; hoặc người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra thì người có tài sản đó được bồi thường thiệt hại.
Việc chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được quy định tại Điều 38 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008:
“Điều 38. Chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra
1. Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả một lần trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày hoàn trả tài sản.
2. Trường hợp không thể thanh toán kịp theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này vì lý do bất khả kháng thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho người có tài sản trưng dụng được biết trước khi kết thúc thời hạn thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả trực tiếp cho người có tài sản trưng dụng.
4. Bộ Tài chính, cơ quan tài chính địa phương có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản trưng dụng theo đúng quy định của Luật này. Trường hợp chậm trả tiền bồi thường thiệt hại thì phải thanh toán tiền lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38, tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày hoàn trả tài sản.
Trường hợp không thể thanh toán kịp theo thời hạn trên vì lý do bất khả kháng thì được gia hạn. Nhưng thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho người có tài sản trưng dụng được biết trước khi kết thúc thời hạn thanh toán quy định tại khoản 1 Điều 38 (trước khi kết thúc ba mươi ngày, kể từ ngày hoàn trả tài sản).
Theo quy định tại khoản 1,3 Điều 38, tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả một lần, trực tiếp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản thuộc đối tượng trưng dụng.
Bộ Tài chính, Sở Tài chính của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản trưng dụng theo đúng quy định. Trong trường hợp chậm trả tiền bồi thường thiệt hại thì phải thanh toán tiền lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán (mức lãi suất cơ bản khác nhau theo từng thời điểm).
Theo quy định tại Điều 40 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008, kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất đã được mua bảo hiểm, đóng lệ phí trước bạ thì người có tài sản đó được hưởng mức bồi thường bao gồm cả chi phí mua bảo hiểm và lệ phí trước bạ (Điều 35 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008).
Vì vậy, đối với tài sản trưng dụng đã tham gia bảo hiểm bị thiệt hại nhưng không được doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chi trả hoặc số tiền được doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chi trả theo chế độ quy định thấp hơn số tiền người có tài sản trưng dụng được bồi thường thì số tiền chênh lệch do ngân sách nhà nước chi trả.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh