2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008 quy định khái niệm trưng mua, trưng dụng tài sản như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Trưng mua tài sản là việc Nhà nước mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
2. Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.”
Hình thức của quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể theo Điều 6 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định:
“Điều 6. Hình thức và hiệu lực của quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản
1. Quyết định trưng mua tài sản phải được thể hiện bằng văn bản.
2. Quyết định trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng phải có giấy xác nhận.
3. Quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ký ban hành.”
Theo như quy định của pháp luật thì việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
Theo đó, tại Điều 6 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 nêu trên có quy định về hình thức của quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản như sau:
- Quyết định trưng mua tài sản phải được thể hiện bằng văn bản.
- Quyết định trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng phải có giấy xác nhận.
Như vậy, theo quy định này thì quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản đều phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, với quyết định trưng dụng thì trong trường hợp đặc biệt mà không thể ra quyết định bằng văn bản được thì người có thẩm quyền có thể ra quyết định trưng dụng bằng lời nói và phải có giấy xác nhận bạn nhé.
Bên cạnh đó, quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản sẽ có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ký ban hành.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Trưng mua, trưng dụng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh