Thế nào là trưng mua, trưng dụng tài sản?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:54 (GMT+7)

bài viết trình bày về khái niệm trưng mua, trưng dụng tài sản

Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những yêu cầu đặt ra là phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về nhân lực, vật lực trong trường hợp xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các tình huống cấp thiết khác đe doạ nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và tính mạng, sức khoẻ của nhân dân, tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Trong những trường hợp đó, các quốc gia đều cho phép thực hiện trưng thu, trưng mua, trưng dụng tài sản của các tổ chức, cá nhân.

Khoản 3 Điều 32 Hiến pháp nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

“Điều 32.

3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.”

Trưng mua tài sản

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008 (sau đây gọi là Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản) quy định khái niệm trưng mua tài sản như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Trưng mua tài sản là việc Nhà nước mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”

Người có tài sản trưng mua là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản thuộc đối tượng trưng mua.

Trưng dụng tài sản

Trưng dụng là việc tạm lấy hoặc tạm sử dụng tài sản, nhân công của cá nhân công dân hay của các đơn vị, cơ quan dưới quyền trong một thời gian nhất định để phục vụ cho công việc cần thiết, các công việc trước mắt, trưng dụng được sử dụng với tư cách là một thuật ngữ pháp lý khi nó được coi là một biện pháp pháp luật.

Khoản 2 Điều 2 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định khái niệm trưng dụng tài sản như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.”

Người có tài sản trưng dụng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản thuộc đối tượng trưng dụng.

Cùng với đó, tại Điều 5 Luật này có quy định về các trường hợp Nhà nước thực hiện việc trưng mua, trưng dụng tài sản như sau:

Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;

- Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;

- Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;

- Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Trưng mua, trưng dụng.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư