2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đi kèm với sự bùng nổ kinh tế xã hội là doanh nghiệp, hộ kinh doanh mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của người dân. Trước khi đi vào hoạt động thì chủ thể kinh doanh cần đăng ký giấy phép thành lập công ty tại các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo hoạt động không trái pháp luật.
Giấy phép thành lập công ty là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước cấp cho cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh; là nghĩa vụ của nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp theo những quy định của pháp luật hiện hành.
Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó.
Theo pháp luật doanh nghiệp, có các loại hình công ty sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty TNHH 2 thành viên;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh.
Nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký công ty, bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần;
Bản sao chứng thực các giấy tờ sau đây:
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Hồ sơ được nộp (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua Cổng thông tin đăng ký quốc gia về thành lập doanh nghiệp) đến cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính).
Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh