2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Doanh nghiệp là xương sống của nền kinh tế. Chế định luật doanh nghiệp là tổng thể các quy định pháp luật về doanh nghiệp trong các lĩnh vực: doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, chứng khoán, cạnh tranh, kế toán, lao động, bảo hiểm xã hội, quản lý thuế, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…Có thể thấy rằng, các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất rộng, có độ phức tạp cao và ảnh hưởng trực tiếp đến người quản lý công ty, đến cổ đông/thành viên góp vốn…
Dựa theo khoản 7 Điều 1 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay gồm:
Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp hợp danh.
Hiện nay, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, phát sinh ở nhiều chủ thể làm cho các quan hệ kinh doanh thương mại ngày càng phức tạp.
Vậy để thành lập một công ty mới thì cần chuẩn bị những nội dung sau:
Để thành lập công ty doanh nghiệp phải xem xét và lựa chọn những mã ngành, nghề phù hợp với yêu cầu để đăng ký kinh doanh. Hiện nay, mã ngành nghề kinh doanh được pháp luật quy định cụ thể tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Để thành lập doanh nghiệp, trước hết bạn cần chuẩn bị các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (đối với loại hình công ty TNHH 2TV trở lên và công ty cổ phần);
- CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng;
- Quyết định của tổ chức góp vốn (đối với công ty có tổ chức góp vốn).
Hồ sơ được nộp (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua Cổng thông tin đăng ký quốc gia về thành lập doanh nghiệp) đến cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính).
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp kể từ ngày nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp biết
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh