2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội thì nhu cầu làm đẹp của con người ngày một tăng cao. Theo đó, mỹ phẩm là một trong những lĩnh vực được đầu tư và được dùng vô cùng phổ biến, trải dài từ các loại mặt hàng và phân khúc khách hàng. Vậy, để thành lập một công ty kinh doanh mỹ phẩm thì cần chuẩn bị những thủ tục như thế nào?
Mỹ phẩm là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Nhiều mỹ phẩm được thiết kế để sử dụng cho mặt và tóc. Chúng thường là hỗn hợp các hợp chất hóa học; một số xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên (như dầu dừa) và một số được tổng hợp.
Theo đó, Kinh doanh mỹ phẩm là sản xuất và buôn bán các mặt hàng về chăm sóc đẹp. Những sản phẩm thuộc lĩnh vực mỹ phẩm rất đa dạng như: đồ trang điểm, sản phẩm chăm sóc da, tóc, cơ thể,… Người kinh doanh mỹ phẩm có thể vừa sản xuất và phân phối bán lẻ các phẩm. Hoặc cũng có những doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và bán lẻ các mặt hàng mỹ phẩm đó.
Để thành lập công ty hoạt động về ngành mỹ phẩm, trước tiên, doanh nghiệp phải xem xét và lựa chọn những mã ngành, nghề phù hợp với yêu cầu để đăng ký kinh doanh. Sau đây là một vài ngành, nghề kinh doanh phù hợp:
4649 - Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh
4772 - Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh
8299 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu.
Chi tiết:
Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh (Áp dụng cho công ty Việt Nam, hộ kinh doanh)
Thực hiện quyền xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật (Áp dụng cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài)
Cũng giống như hồ sơ thành lập công ty thông thường, thành lập 1 công ty mỹ phẩm cũng yêu cầu các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (đối với loại hình công ty TNHH 2TV trở lên và công ty cổ phần);
- CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng;
- Quyết định của tổ chức góp vốn (đối với công ty có tổ chức góp vốn).
Hồ sơ được nộp (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua Cổng thông tin đăng ký quốc gia về thành lập doanh nghiệp) đến cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính).
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp kể từ ngày nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp biết
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh