Thành Lập Công Ty Nhưng Không Kinh Doanh?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:03 (GMT+7)

Thủ tục thành lập một công ty hiện nay khá đơn giản. Vì vậy, số lượng doanh nghiệp được thành lập hằng năm không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, trong số đó thì có không ít các doanh nghiệp không hoạt động trên thực tế. Vậy đăng ký thành lập công ty nhưng khôn

Thủ tục thành lập một công ty hiện nay khá đơn giản. Vì vậy, số lượng doanh nghiệp được thành lập hằng năm không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, trong số đó thì có không ít các doanh nghiệp không hoạt động trên thực tế. Vậy đăng ký thành lập công ty nhưng không kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào. Luật Hoàng Anh sẽ trình bày dưới bài viết sau.

Cơ sở pháp lý

- Luật doanh nghiệp 2020

Thành lập công ty nhưng không kinh doanh là gì?

Thành lập công ty được xem là thủ tục pháp lý được chủ doanh nghiệp tiến hành tại những cơ quan quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những hồ sơ, thủ tục này sẽ đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào loại hình công ty.

Thành lập công ty nhưng không kinh doanh có thể hiểu là doanh nghiệp đã thành lập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng vì một lý do nào đó, công ty không tiến hành xúc tiến bất kỳ hoạt động kinh doanh nào trên thực tế theo như đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước.

Tại sao doanh nghiệp thành lập công ty nhưng không kinh doanh?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh. Có thể kể đến một vài nguyên nhân đó là:

- Chủ sở hữu doanh nghiệp thành lập công ty không vì mục đích kinh doanh mà nhằm hướng đến mục đích khác: tạo lòng tin, ký kết hợp đồng thời vụ, vay vốn ngân hàng,....

- Đang còn non kém, kiến thức không có, chưa biết cách vận động hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không đủ tài chính, không có chiến lược phát triển, không tìm được nguồn khách hàng,....

- Gặp khó khăn, nguyên nhân tác động từ bên ngoài: dịch bệnh, thiên tai,..........

Hậu quả của việc thành lập công ty nhưng không kinh doanh

1. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 212 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

“ Điều 212. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:

c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;”

Như vậy, nếu doanh nghiệp thành lập mà không hoạt động 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

2. Giải thể doanh nghiệp

Trong trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ bị buộc giải thể theo trình tự, thủ tục của pháp luật. Theo đó, Doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ thanh toán. Cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 “Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”

Hướng giải quyết khi thành lập công ty nhưng không kinh doanh

Nếu bạn thành lập công ty nhưng không kinh doanh thì vẫn phải chịu nghĩa vụ nộp thuế, các loại tờ khai thuế theo quy định. Nếu không nộp hoặc hộp trễ hạn thì công ty bạn có thể bị phạt hành chính, bị khóa mã số thuế nếu vi phạm nhiều lần.

Xem thêm: Thủ tục mở chi nhánh công ty giá rẻ với Luật Hoàng Anh

- Khi không kinh doanh vì một lý do nào đó trong một hai năm, Doanh nghiệp nên tiến hành thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Khoản 1 Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

“1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.”

Doanh nghiệp cần chú ý thời hạn thông báo đến cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng hoạt động.

- Nếu doanh nghiệp muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh thì nên tiến hành thủ tục giải thể công ty. Bởi lẽ nếu thành lập doanh nghiệp nhưng không kinh doanh, cũng không thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định, Công ty sẽ bị khóa mã số thuế. Nếu muốn khôi phục lại hoạt động hoặc giải thể, công ty sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ thuế còn nợ đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư