2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương thức tối ưu và được đa số các doanh nghiệp lựa chọn đó là thành lập chi nhánh ở tỉnh khác. Vậy thủ tục mở chi nhánh công ty ở tỉnh khác được quy định như thế nào? Hãy GỌI NGAY để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết thông qua bài viết dưới đây.
- Luật doanh nghiệp 2020.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Chi nhánh công ty là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ có con dấu và tài khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, phải nhân danh doanh nghiệp để thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh thực hiện các quan hệ pháp luật. Vì vậy, chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân.
Ưu điểm của việc thành lập chi nhánh là chi nhánh được hoạt động kinh doanh như công ty mẹ, được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế. Mặc dù là đơn vị phụ thuộc công ty nhưng chi nhánh có thể hạch toán độc lập. Việc hoạt động độc lập như vậy giúp thuận tiện cho khách hàng khi chỉ cần đến chi nhánh gần nhất để giao dịch thay vì phải đến trực tiếp trụ sở chính của công ty. Do nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng nên thành lập chi nhánh là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp.
Chi nhánh công ty là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ có con dấu và tài khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, phải nhân danh doanh nghiệp để thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh thực hiện các quan hệ pháp luật.
Hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh)
- Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần)
- Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thành lập chi nhánh (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên);
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
Bước 01: Nộp hồ sơ
Phòng quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh hoặc nộp online qua website: dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ và trả kết quả về cho doanh nghiệp.
1. Tên chi nhánh
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu
- Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”
- Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh.
Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
2. Con dấu của chi nhánh
Chi nhánh có con dấu riêng. Theo Khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp sẽ quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của chi nhánh.
3. Nghĩa vụ thuế của chi nhánh
Chi nhánh có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập với doanh nghiệp.
Trong trường hợp chi nhánh lựa chọn hạch toán độc lập, chi nhánh có thể có mã số thuế riêng, hoá đơn riêng.
Theo quy định pháp luật hiện hành, chi nhánh phải khai và nộp các loại thuế, phí cơ bản sau: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Có giới hạn về số lượng và vị trí các chi nhánh của doanh nghiệp không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không giới hạn số lượng chi nhánh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có quyền đặt chi nhánh trong nước và ở nước ngoài.
Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về thành lập chi nhánh công ty? Hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện được yêu cầu của bạn trong thời gian sớm nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh