2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, vì vậy nhu cầu thành lập công ty kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng được quan tâm. Vậy khi thành lập công ty logistic phải tiến hành theo trình tự, thủ tục như thế nào? Cần lưu ý những gì? Trong bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
- Luật doanh nghiệp 2020.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.
Logistics là dịch vụ hậu cần, là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc sắp xếp, đóng gói, vận chuyển, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa, và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ, giao, nhận hàng theo yêu cầu,….
Công ty logistic có thể hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng.
Dịch vụ logistics được cung cấp bao gồm:
1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
4. Dịch vụ chuyển phát.
5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
13. Dịch vụ vận tải hàng không.
14. Dịch vụ vận tải đa phương thức.
15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
17. Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.
Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
- Tất cả các trang thiết bị phải được trang bị đầy đủ;
- Cần đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật;
- Có giấy đăng ký hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực logistics hợp lệ;
- Đảm bảo về đội ngũ kỹ thuật cũng như đội ngũ nhân viên theo quy định.
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Điều lệ của công ty
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông tham gia công ty logistics (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần)
- Bản sao giấy tờ pháp lý của các cá nhân
- Quyết định góp vốn của các thành viên/cổ đông
- Đối với công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì trước khi thành lập công ty logistics doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam.
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu nêu trên và nộp trực tiếp tại bộ phận một cứ Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố hoặc nộp online qua mạng tại dangkyquamang.dkkd.gov.vn.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận thành công hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh thu lệ phí, trao giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung để được cấp Giấy thì phải ra thông báo và hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Trường hợp hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
1. Tên của công ty
Tên công ty logistics phải đầy đủ 2 yếu tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Pháp luật cũng quy định rõ những trường hợp bị cấm khi đặt tên doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp không được đặt tên trùng với tên doanh nghiệp khác; không được sử dụng những kí tự hoặc chữ cấm trong tên( tên vi phạm truyền thống, văn hóa, lịch sử dân tộc Việt Nam); không được dùng tên cơ quan nhà nước, tên cơ quan quân đội để đặt cho tên của công ty logistics.
2. Vốn khi thành lập công ty logistic
Kinh doanh trong lĩnh vực logistic không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa. Vì vậy, vốn của doanh nghiệp sẽ phù hợp với khả năng và điều kiên của công ty.
3. Chi phí khi thành lập công ty logistic
- Lệ phí khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp: 100.000 đồng/01 bộ hồ sơ
- Chi phí thành lập công ty logistic phát sinh khác: xin giấy chứng nhận đầu tư (nếu công ty có vốn đầu tư nước ngoài); công chứng, chứng thực; đi lại; thuê dịch vụ thành lập;....
4. Kê khai và đóng thuế
Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hoạt động, doanh nghiệp phải tiến hành kê khai đúng hạn và nộp đầy đủ các loại thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; không nộp báo cáo tài chính đúng thời hạn: mức phạt chậm nộp tờ khai, báo cáo và phạt chậm nộp thuế hiện nay rất nặng và thủ tục cũng rất phiền toái. Do đó, bạn đặc biệt nên chú ý đến các vấn đề về thuế của công ty.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh