Các khiếu nại nào không được thụ lý giải quyết?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:56 (GMT+7)

Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết

 

Khiếu nại có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Khiếu nại thể hiện quyền lực nhà nước của nhân dân, tính tích cực công dân của người khiếu nại, giúp bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm hại. Bởi lẽ mỗi khiếu nại không chỉ chứa đựng thông tin về sự vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà còn bao hàm sự phê phán các chủ thể (những người có chức vụ). Từ đó làm tiêu chuẩn để những người làm công tác chỉ đạo, quản lý hành chính nhà nước nhận biết được những yếu kém của mình trong các lĩnh vực quản lý nhà nước để họ kịp thời cải cách, xử lý những hành vi vi phạm sao cho phù hợp nhất. Vậy trong trường hợp nào, khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức không được thụ lý giải quyết? Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này?

Khái quát chung

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thụ lý hiểu là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền bắt đầu tiếp nhận các vụ việc để tiến hành xem xét và giải quyết yêu cầu khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.

Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết

Căn cứ theo Điều 11 Luật Khiếu nại 2011 quy khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:

Thứ nhất: Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;

Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. Nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại thì khiếu nại sẽ không được thụ lý để giải quyết.

Thứ ba: Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

Năng lực hành vi dân sự hiểu là khả năng người khiếu nại bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Thứ tư: Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;

Đại diện hợp pháp gồm có đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Nếu người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại thì khiếu nại đó sẽ không được thụ lý để giải quyết.

Thứ năm: Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;

Đây được xem là nội dung bắt buộc phải có trong đơn khiếu nại, nhằm đảm bảo tính xác thực của cơn khiếu nại.

Thứ sáu: Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;

Pháp luật quy định cụ thể thời hiệu, thời hạn khiếu nại của người có quyền khiếu nại. Tuy nhiên, người có quyền khiếu nại khiếu nại trong trường hợp hết thời hiệu nhưng không có ký do chính đáng, khách quan thì việc khiếu nại đó sẽ không được thụ lý để giải quyết.

Thứ bảy: Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Thứ tám: Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;

Đình chỉ khiếu nại có thể hiểu là dừng việc giải quyết khiếu nại đang tiến hành, chấm dứt việc thực hiện giải quyết khiếu nại theo tiến độ thông thường trên cơ sở mệnh lệnh bắt buộc.

Thứ chín: Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.

Bản án là Văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án. Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ viết bản án.

Quyết định là loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bỏi người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhân danh người ký hoặc nhân danh cơ quan, tổ chức đó.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Khiếu nại 2011

 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư