2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Lưu trữ đóng vai trò to lớn trong quản lý một lĩnh vực hoạt động quan trọng của Nhà nước, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản an toàn và phát huy tối đa giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ lợi ích của Nhà nước và của người dân. Đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế.
Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 được Quốc Hội thảo luận và chính thức thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2012. Luật gồm 7 chương, 42 điều. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định về chính sách của Nhà nước về lưu trữ.
Hoạt động lưu trữ là hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ.
Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và các vật mang tin khác.
Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ. Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp.
Điều 4 Luật lưu trữ 2011 quy định Nhà nước có những chính sách về lưu trữ bao gồm:
Thứ nhất: Bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực trong việc bảo vệ, bảo quản an toàn, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.
Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ của nước Việt Nam, không phụ thuộc vào thời gian hình thành, nơi bảo quản, chế độ chính trị - xã hội, kỹ thuật ghi tin và vật mang tin. Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam bao gồm Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam. Đây là những tài liệu có giá trị về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ. Vì vậy cần chú trọng quan tâm đầu tư nguồn kinh phí, nhân lực để bảo vệ, bảo quản an toàn, tổ chức sử dụng có hiệu quả.
Thứ hai: Tập trung hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật và ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động lưu trữ.
Việc hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ trong lưu trữ là nhu cầu mang tính khách quan, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ từ thủ công sang tự động hoá, góp phần giải quyết việc quản lý, bảo quản, bảo vệ tài liệu lưu trữ có hiệu quả cao, thể hiện được tính khoa học, tính hiện đại trong giải quyết công việc.
Thứ ba: Thừa nhận quyền sở hữu đối với tài liệu lưu trữ; khuyến khích tổ chức, cá nhân hiến tặng, ký gửi, bán tài liệu lưu trữ của mình cho Nhà nước, đóng góp, tài trợ cho hoạt động lưu trữ và thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ.
Chính sách này nhằm đẩy mạnh, xây dựng hệ thống Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam toàn diện, đầy đủ, thống nhất và chặt chẽ để phục vụ cho lợi ích chung của cộng động.
Thứ tư: Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động lưu trữ.
Việc hợp tác quốc tế mở ra nhiều cơ hội hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng và phát triển công tác lưu trữ. không chỉ tiết kiệm được thời gian, kinh phí khi ứng dụng được các thành tựu, kinh nghiệm về lưu trữ học của các nước mà còn thúc đẩy các nước hợp tác, liên kết nhanh chóng đạt được nhiều tiến bộ.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh