2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có nhiệm vụ cung cấp trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin thống kê phục vụ cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về các loại điều tra thống kê theo quy định của pháp luật.
Điều tra thống kê là hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được xác định trong phương án điều tra thống kê cho mỗi lần điều tra.
Điều tra thống kê là căn cứ tin cậy để kiểm tra, đánh giá thực trạng nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của từng đơn vị. Ngoài ra, cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc phân tích, phát hiện những yếu tố tác động, những yếu tố quyết định sự thay đổi thông tin thống kê nghiên cứu, trên cơ sở đó tìm biện pháp thích hợp thúc đẩy phát triển theo hướng có lợi nhất. Điều tra thống kê còn là căn cứ cho việc phát hiện, xác định xu hướng và dự đoán xu hướng biến động thông tin trong tương lai.
Tổng điều tra thống kê là điều tra thống kê toàn bộ để thu thập dữ liệu, thông tin thống kê của các đối tượng điều tra trên phạm vi cả nước, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.
Theo quy định tại Điều 27 Luật Thống kê 2015 quy định điều tra thống kê gồm có:
Thứ nhất: Tổng điều tra thống kê quốc gia và điều tra thống kê trong chương trình điều tra thống kê quốc gia.
Tổng điều tra thống kê quốc gia được cơ quan thống kê trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương; cơ quan được Thủ tướng Chính phủ phân công thực hiện. Theo đó, tổng điều tra thống kê quốc gia gồm: tổng điều tra dân số và nhà ở; tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp; tổng điều tra kinh tế; tổng điều tra thống kê quốc gia khác.
Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định, được tiến hành định kỳ nhằm thu thập thông tin chủ yếu để tổng hợp các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm tên cuộc điều tra, mục đích, đối tượng, đơn vị, loại điều tra, nội dung điều tra, thời kỳ, thời điểm điều tra và cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện.
Thứ hai: Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia.
Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm: điều tra thống kê đột xuất khi có thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp đột xuất khác; điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin về các chỉ tiêu thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của bộ, ngành thuộc lĩnh vực phụ trách, nhưng không thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin có tính chất đặc thù phục vụ yêu cầu quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh