Công bố thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:13 (GMT+7)

Công bố thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân

Tiếp công dân là một hoạt động thường xuyên trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ta. Mục đích tiếp công dân là nhằm giải thích, hướng dẫn nhân dân thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Thông qua công tác tiếp công dân giúp cho cơ quan nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày công bố thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.

Tiếp công dân là gì?

Điều 2 Luật Tiếp công dân 2013 định nghĩa như sau:

Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật tiếp công dân đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp công dân bao gồm:

- Chính phủ;

- Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;

- Ủy ban nhân dân các cấp;

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Các cơ quan của Quốc hội;

- Hội đồng nhân dân các cấp;

- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước

- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp;

- Tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập (thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình).

Công bố thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân

Theo quy định tại Điều 24 Luật tiếp công dân 2013 quy định công bố thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân như sau:

1. Ban tiếp công dân ở trung ương, Ban tiếp công dân cấp tỉnh, Ban tiếp công dân cấp huyện có trách nhiệm niêm yết công khai tại Trụ sở tiếp công dân lịch tiếp công dân của lãnh đạo các cơ quan Đảng và Nhà nước ở trung ương hoặc địa phương, danh sách các cơ quan, tổ chức, đơn vị có đại diện cùng tham dự buổi tiếp công dân và nội dung tập trung giải quyết tại từng buổi tiếp công dân.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm niêm yết công khai thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị, tại địa điểm tiếp công dân và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị (nếu có).

Nội dung thông tin cần công bố bao gồm:

a) Nơi tiếp công dân;

b) Thời gian tiếp công dân thường xuyên;

c) Lịch tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; thành phần tham dự và dự kiến nội dung tiếp công dân của các buổi tiếp công dân định kỳ.

3. Lịch tiếp công dân của đại diện Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được niêm yết công khai tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội, nơi tiếp công dân của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

4. Lịch tiếp công dân quy định tại khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 24 Luật tiếp công dân 2013 được niêm yết chậm nhất là 05 ngày làm việc, trước ngày tiếp công dân; trường hợp không thể thực hiện việc tiếp công dân theo lịch đã công bố do có lý do chính đáng thì có thể lùi lịch tiếp công dân sang thời gian khác và phải thông báo cụ thể thời gian dự kiến tiếp công dân tại nơi tiếp công dân.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư