Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động lưu trữ?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:34 (GMT+7)

Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lưu trữ

Lưu trữ đóng vai trò to lớn trong quản lý một lĩnh vực hoạt động quan trọng của Nhà nước, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản an toàn và phát huy tối đa giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ lợi ích của Nhà nước và của người dân. Đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế.

Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 được Quốc Hội thảo luận và chính thức thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2012. Luật gồm 7 chương, 42 điều. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lưu trữ.

Hoạt động lưu trữ?

Hoạt động lưu trữ là hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ.

Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và các vật mang tin khác.

Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ. Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp.

Các hành vi bị nghiêm cấm

Theo Điều 8 Luật lưu trữ 2011 quy định những hành vi sau đây bị nghiêm cấm thực hiện trong hoạt động lưu trữ:

1. Chiếm đoạt, làm hỏng, làm mất tài liệu lưu trữ.

2. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung tài liệu lưu trữ.

3. Mua bán, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu lưu trữ.

4. Sử dụng tài liệu lưu trữ vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Mang tài liệu lưu trữ ra nước ngoài trái phép.

Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị nghiêm cấm nêu trên tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm, căn cứ theo quy định của pháp luật sẽ áp dụng các chế tài xử lý khác nhau: xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự,.........

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư