2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tham nhũng là căn bệnh “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực nhà nước. Nói đến tham nhũng là nói đến sự nguy hại do nó gây ra trên tất cả các phương diện, từ chính trị, kinh tế, hành chính - pháp luật cho đến văn hóa, xã hội, đạo đức, tâm linh,…Vì vậy, phòng chống tham nhũng luôn là vấn đề rất quan trọng, then chốt trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Ngày 20 tháng 11 năm 2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng gồm 10 Chương, 96 Điều thay thế Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11, Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày hình thức công khai về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định là cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.
Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo Điều 11 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định hình thức công khai bao gồm:
- Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Hình thức này mang tính nội bộ, không bao quát được phạm vi về không gian bởi chỉ những người tham gia cuộc họp mới có thể nắm bắt các nội dung liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
- Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị hiểu là việc dán công khai nội dung liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị để người bao gồm công dân cũng như cán bộ, công chức đến cơ quan được theo dõi, nắm bắt.
- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan:
- Phát hành ấn phẩm: Ấn phẩm là sản phẩm được làm bởi công nghệ in ấn hoặc có thể phát hành dưới dạng truyền thông, chúng có nội dung, hình ảnh, thông tinh doanh nghiệp cần gửi tới cộng đồng. Một số ấn phẩm tiêu biểu như sách báo, bản đồ, nhãn hiệu bao bì, bản nhạc, biểu mẫu, danh thiếp, tài liệu, thiệp mời…
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng: Phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện được cơ quan báo chí sử dụng để cung cấp, truyền dẫn thông tin tới đông đảo công chúng bao gồm các đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, báo điện tử và trang/Cổng thông tin điện tử.
- Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử: Cổng thông tin/trang thông tin điện tử hiểu là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cung cấp thông tin trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức họp báo: Họp báo hiểu là buổi họp có các nhà báo được mời và các khách mời để cùng đưa ra những câu hỏi, giải trình hay tuyên bố trước công chúng về việc công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đây là hình thức khá đặc trưng, tính công khai lớn.
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
Trường hợp luật khác không quy định về hình thức công khai thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai trên (trừ cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân) theo quy định tại Điều 11 Luật Phòng chống tham nhũng. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thực hiện thêm hình thức: công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh