2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quy định bảo vệ người tố cáo vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo các quyền và lợi ích của chủ thể là người được bảo vệ, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra đối với người tố cáo và người thân của họ. Vậy trường hợp nào có thể đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ? Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Luật tố cáo 2018
- Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10-04-2019 của Chỉnh phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:
+ Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
+ Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
+ Cơ quan, tổ chức.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Người được bảo vệ trong tố cáo bao gồm: người tố cáo; vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo.
Pháp luật bảo vệ người được bảo vệ trong phạm vi bao gồm bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm.
Khoản 1 Điều 50 Luật tố cáo 2018 quy định như sau:
1. Khi có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thì người tố cáo có văn bản đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ.
Theo đó, khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo; vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo thì người tố cáo có văn bản đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ.
Khoản 2 Điều 50 Luật tố cáo 2018 quy định văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
+ Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ;
+ Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.
Khoản 2 Điều 50 Luật tố cáo 2018 quy định như sau:
3. Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.
Trong những trường hợp khẩn cấp như tính mạng, sức khỏe của người tố cáo, người thân của người tố cáo gặp nguy hiểm thì người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay. Tuy nhiên, sau khi áp dụng biện pháp bảo vệ và được ổn định, người tố cáo phải tiến hành đề nghị thể hiện dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh