2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Tuy quá trình hoạt động mỗi cơ quan, tổ chức nhà nước có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng hầu hết các công việc từ chỉ đạo, điều hành, quyết định, thi hành đối với tất cả các lĩnh vực đều gắn liền với soạn thảo, ký ban hành, quản lý và tổ chức sử dụng văn bản nói riêng và công tác văn thư nói chung. Công tác văn thư đảm bảo thông tin bằng văn bản, kịp thời phục vụ cho việc lãnh đạo, quản lý, ảnh hưởng trực tiếp tới việc giải quyết công việc hằng ngày, tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức. Vậy nguồn kinh phí phục vụ cho công tác văn thư từ đâu? Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày vấn đề này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư quy định công tác văn thư bao gồm: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.
Trong đó:
“Văn bản” là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.
“Hồ sơ” là tập hợp các văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
“Lập hồ sơ” là việc tập hợp, sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.
Lưu trữ cơ quan là tổ chức thực hiện hoạt động lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức.
Thiết bị lưu khóa bí mật là thiết bị vật lý chứa khóa bí mật và chứng thư số của thuê bao. Thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức được sử dụng để ký số các văn bản điện tử do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.
Khoản 1 Điều 36 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư; quy định nguồn kinh phí cho công tác văn thư như sau:
1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bố trí kinh phí cho công tác văn thư trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Đối với doanh nghiệp nhà nước việc bố trí kinh phí được thực hiện theo quy định hiện hành.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Theo đó, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác văn thư, các cơ quan, tổ chức nhà nước còn phải xây dựng và thực hiện kế hoạch về kinh phí trong khoản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để phục vụ cho công tác văn thư.
Khoản 2 Điều 36 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định kinh phí cho công tác văn thư được sử dụng vào các công việc sau:
- Mua sắm, nâng cấp hệ thống, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, vật tư tiêu hao phục vụ công tác văn thư.
- Bảo đảm thông tin liên lạc, chuyển phát văn bản, số hóa văn bản.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong công tác văn thư.
- Các hoạt động khác phục vụ công tác văn thư.
Có thể nói rằng, kinh phí cho công tác văn thư được sử dụng cho các công việc nêu trên là không thể thiếu được trong quá trình vận hành một cơ quan, tổ chức. Việc hiện đại hóa, nâng cấp hệ thống, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, nâng cao trình độ cho người làm công tác văn thư phải thực hiện thường xuyên phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ, yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử sẽ giúp cho công tác văn thư, công tác tổ chức, quản lý thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước được kịp thời, minh bạch, thông suốt, khoa học và hiệu quả.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh