2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Khiếu nại có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Khiếu nại thể hiện quyền lực nhà nước của nhân dân, tính tích cực công dân của người khiếu nại, giúp bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm hại. Bởi lẽ mỗi khiếu nại không chỉ chứa đựng thông tin về sự vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà còn bao hàm sự phê phán các chủ thể (những người có chức vụ). Từ đó làm tiêu chuẩn để những người làm công tác chỉ đạo, quản lý hành chính nhà nước nhận biết được những yếu kém của mình trong các lĩnh vực quản lý nhà nước để họ kịp thời cải cách, xử lý những hành vi vi phạm sao cho phù hợp nhất. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về nghĩa vụ của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
Nghĩa vụ là việc Nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi Nhà nước yêu cầu, nếu không thực hiện thì Nhà nước buộc phải áp dụng bằng mọi biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 13 Luật Khiếu nại 2011 quy định người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
Thứ nhất: Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
Ủy quyền là việc giao cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Người bị khiếu nại có nghĩa vụ ttham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại iện hợp pháp tham gia đối thoại theo quy định.
Thứ hai: Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Nghĩa vụ này nhằm đảm bảo tính xác thực, chính xác,làm căn cứ để cơn quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết khiếu nại.
Thứ ba: Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu;
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Thứ tư: Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
Khi quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, người bị khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định đó.
Thứ năm: Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại;
Thứ sáu: Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Bồi hoàn là việc cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc hành vi gây thiệt hại phải trả số tiền theo quy định của pháp luật để nộp phạt hoặc bồi thường thiệt hại.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Khiếu nại 2011
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh