2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trưng cầu ý dân là hình thức thực hiện quyền dân chủ trực tiếp cao nhất của người dân. Qua đó, tạo cơ sở pháp lý cho người dân trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nước, trực tiếp thể hiện ý chí và thực hiện quyền làm chủ của mình đối với các vấn đề hệ trọng của đất nước.
Trước tầm quan trong đó, Luật trưng cầu ý dân, được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015; Luật gồm 8 Chương, 52 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Luât này có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, vấn đề trưng cầu ý dân mới được cụ thể hóa thành luật.
Điều 1 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định phạm vi điều chỉnh của Luật này như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về việc trưng cầu ý dân; nguyên tắc trưng cầu ý dân; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong trưng cầu ý dân; trình tự, thủ tục quyết định việc trưng cầu ý dân và tổ chức trưng cầu ý dân; kết quả và hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân.
Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định.
Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định. Người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp:
+ Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
+ Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
Như vậy, Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định về việc trưng cầu ý dân; nguyên tắc trưng cầu ý dân; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong trưng cầu ý dân; trình tự, thủ tục quyết định việc trưng cầu ý dân và tổ chức trưng cầu ý dân; kết quả và hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân.
Điều 2 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định đối tượng áp dụng của Luật này như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Theo đó, Luật trưng cầu ý dân 2015 điều chỉnh các đối tượng có liên quan đến việc trưng cầu ý dân. Cụ thể bao gồm:
+ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: bởi lẽ xuất phát là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân nên đây là đối tượng được áp dụng nhiều nhất đối với các quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân.
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan: ví dụ như cơ quan nhà nước quyết định việc trưng cầu ý dân; quyết định việc bỏ phiếu; cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm tổ chức bỏ phiếu;.....
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh