2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tuy quá trình hoạt động mỗi cơ quan, tổ chức nhà nước có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng hầu hết các công việc từ chỉ đạo, điều hành, quyết định, thi hành đối với tất cả các lĩnh vực đều gắn liền với soạn thảo, ký ban hành, quản lý và tổ chức sử dụng văn bản nói riêng và công tác văn thư nói chung. Công tác văn thư có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo thông tin bằng văn bản, kịp thời phục vụ cho việc lãnh đạo, quản lý, ảnh hưởng trực tiếp tới việc giải quyết công việc hằng ngày, tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định về quản lý, sử dụng con dấu và thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư quy định công tác văn thư bao gồm: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.
Con dấu của cơ quan, tổ chức là phương tiện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đăng ký, quản lý và được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức.
Khoản 12 Điều 3 Thông tư 41/2017/TT_BTTTT về quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thì Thiết bị lưu khóa bí mật được quy định như sau: Thiết bị lưu khóa bí mật là thiết bị vật lý chứa khóa bí mật và chứng thư số của thuê bao.
Theo Điều 32 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư quy định quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư cơ quan quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức theo quy định.
- Văn thư cơ quan có trách nhiệm
+ Bảo quản an toàn, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức tại trụ sở cơ quan, tổ chức.
+ Chỉ giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức cho người khác khi được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền. Việc bàn giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được lập biên bản.
+ Phải trực tiếp đóng dấu, ký số vào văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao văn bản.
+Chỉ được đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền và bản sao văn bản do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện.
- Cá nhân có trách nhiệm tự bảo quản an toàn thiết bị lưu khóa bí mật và khóa bí mật.
Khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định con dấu được sử dụng như sau:
- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
- Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
- Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
- Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
- Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
Khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định: Thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức được sử dụng để ký số các văn bản điện tử do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh