2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trưng cầu ý dân là hình thức thực hiện quyền dân chủ trực tiếp cao nhất của người dân; tạo cơ sở pháp lý cho người dân trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nước, trực tiếp thể hiện ý chí và thực hiện quyền làm chủ của mình đối với các vấn đề hệ trọng của đất nước. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định của pháp luật về kiểm phiếu trưng cầu ý dân.
Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật trưng cầu ý dân 2015.
Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân 2015. Theo đó, người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp:
+ Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
+ Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
Phiếu trưng cầu ý dân là phiếu theo mẫu do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định, trong đó ghi rõ nội dung trưng cầu ý dân để sử dụng trong từng cuộc trưng cầu ý dân.
Theo Điều 40 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định kiểm phiếu kết quả trưng cầu ý dân như sau:
Điều 40. Kiểm phiếu
Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Trước khi mở hòm phiếu, Tổ trưng cầu ý dân phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu trưng cầu ý dân không sử dụng đến và phải mời hai cử tri chứng kiến việc kiểm phiếu.
Có thể thấy nội dung quy định về kiểm phiếu kết quả trưng cầu ý dân có sự tương đồng với quy định tại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Theo đó, việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Nhằm tránh trường hợp thiếu tính xác thực, nhầm lẫn hay gian lận trong kiểm tra phiếu; các phiếu trưng cầu ý dân không sử dụng đến được Tổ trưng cầu ý dân thống kê, lập biên bản và niêm phong. Kiểm phiếu được thực hiện minh bạch, rõ ràng khi có sự chứng kiến của hai cử tri. Cụ thể, biên bản kết quả kiểm phiếu trưng cầu ý dân được lập thành hai bản, có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký Tổ trưng cầu ý dân và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu. Toàn bộ biên bản và phiếu trưng cầu ý dân được niêm phong và gửi đến Ủy ban Nhân dân cấp xã (là cơ quan có trách nhệm tổ chức bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở địa phương) chậm nhất là 03 ngày sau ngày bỏ phiếu để tổng hợp và lưu trữ.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh