2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức nhà nước soạn thảo rất nhiều văn bản, giấy tờ. Để có thể lưu giữ lại để tra cứu, sử dụng thông tin, tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy cho hoạt động quản lý cũng như phục vụ cho kế hoạch công tác của mỗi cơ quan, tổ chức thì việc lập hồ sơ đóng vai trò rất quan trọng. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định của pháp luật về lập hồ sơ trong công tác văn thư của cơ quan, tổ chức nhà nước.
“Hồ sơ” là tập hợp các văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
“Lập hồ sơ” là việc tập hợp, sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.
Việc lập hồ sơ giúp cho cơ quan, tổ chức nhà nước sắp xếp văn bản một cách khoa học, đầy đủ, chặt chẽ và có hệ thống đồng thời giải quyết công việc hàng ngày đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng được những mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Khoản 1 Điều 29 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư, lập hồ sơ phải đảm bảo được yêu cầu như sau:
1. Yêu cầu
a) Phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, cơ quan, tổ chức.
b) Các văn bản, tài liệu trong một hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hoặc trình tự giải quyết công việc.
Như vậy, chỉ đưa vào hồ sơ những văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao; hồ sơ của cơ quan, đơn vị, tổ chức lập ra phải phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của mình;
Ngoài ra, văn bản trong một hồ sơ phải hoàn chỉnh và có sự liên hệ mật thiết, hợp lý chặt chẽ giữa các công văn, giấy tờ, phản ánh được sự hình thành tự nhiên hay diễn biến thực tế của công việc. Văn bản trong hồ sơ phải bảo đảm giá trị pháp lý và phải đủ thể thức, kỹ thuật. Văn bản đưa vào hồ sơ phải có sự chọn lọc và phù hợp với sự hình thành hồ sơ trong thực tế giải quyết công việc.
Khoản 2,3,4 Điều 29 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Mở hồ sơ
+ Cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc có trách nhiệm mở hồ sơ theo Danh mục hồ sơ hoặc theo kế hoạch công tác.
+ Cập nhật những thông tin ban đầu về hồ sơ theo Danh mục hồ sơ đã ban hành.
+ Trường hợp các hồ sơ không có trong Danh mục hồ sơ, cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc tự xác định các thông tin: Tiêu đề hồ sơ, số và ký hiệu hồ sơ, thời hạn bảo quản hồ sơ, người lập hồ sơ và thời gian bắt đầu.
- Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu vào hồ sơ
Cá nhân được giao nhiệm vụ có trách nhiệm thu thập, cập nhật tất cả văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ đã mở, bao gồm tài liệu phim, ảnh, ghi âm (nếu có) bảo đảm sự toàn vẹn, đầy đủ của hồ sơ, tránh bị thất lạc.
- Kết thúc hồ sơ
+ Hồ sơ được kết thúc khi công việc đã giải quyết xong.
+ Người lập hồ sơ có trách nhiệm: Rà soát lại toàn bộ văn bản, tài liệu có trong hồ sơ; loại ra khỏi hồ sơ bản trùng, bản nháp; xác định lại thời hạn bảo quản của hồ sơ; chỉnh sửa tiêu đề, số và ký hiệu hồ sơ cho phù hợp; hoàn thiện, kết thúc hồ sơ.
+ Đối với hồ sơ giấy: Người lập hồ sơ thực hiện đánh số tờ đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản từ 05 năm trở lên và viết Mục lục văn bản đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn; viết chứng từ kết thúc đối với tất cả hồ sơ.
+ Đối với hồ sơ điện tử: Người lập hồ sơ có trách nhiệm cập nhật vào Hệ thống các thông tin còn thiếu. Việc biên mục văn bản trong hồ sơ được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh