2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Tiếp công dân là một hoạt động thường xuyên trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ta. Mục đích tiếp công dân là nhằm giải thích, hướng dẫn nhân dân thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Thông qua công tác tiếp công dân giúp cho cơ quan nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân.
Điều 2 Luật Tiếp công dân 2013 định nghĩa như sau:
Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật tiếp công dân đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp công dân bao gồm:
- Chính phủ;
- Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;
- Ủy ban nhân dân các cấp;
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Các cơ quan của Quốc hội;
- Hội đồng nhân dân các cấp;
- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp;
- Tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập (thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình).
Theo Điều 34 Luật tiếp công dân 2013 quy định về tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân như sau:
Điều 34. Tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân
1. Người tiếp công dân phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
2. Người làm công tác tiếp công dân được hưởng chế độ bồi dưỡng tiếp công dân và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ.
Giữ vai trò thay mặt cơ quan nhà nước lắng nghe tiếng nói của người dân, vì vậy đội ngũ cán bộ tiếp công dân là bộ mặt của nhà nước, phải đảm bảo có phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe phục vụ công tác tiếp công dân nhằm tiếp nhận và xử lý các khiếu nại, tố cáo được giải quyết đúng trình tự, thủ tục, khách quan, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân.
Theo đó, chế độ bồi dưỡng tiếp công dân được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân. Nghị định đã quy định cụ thể về chính sách, chế độ đối với người tiếp công dân; phạm vi áp dụng, đối tượng hưởng chế độ bồi dưỡng đối với người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; nguyên tắc áp dụng, mức chi bồi dưỡng.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh