2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật trưng cầu ý dân 2015.
Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân 2015. Theo đó, người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp:
+ Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
+ Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
Khoản 1 Điều 21 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định thành lập Tổ trưng cầu ý dân như sau:
Tổ trưng cầu ý dân được thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu chậm nhất là 40 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật trưng cầu ý dân 2015, Tổ trưng cầu ý dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Phụ trách công tác trưng cầu ý dân tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
- Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu;
- Nhận tài liệu và phiếu trưng cầu ý dân từ Ủy ban nhân dân cấp xã; phát thẻ cử tri, phiếu trưng cầu ý dân có đóng dấu của Tổ trưng cầu ý dân cho cử tri;
- Thông báo cho cử tri biết thời gian, địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân và nội quy phòng bỏ phiếu;
- Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về các khiếu nại, tố cáo của cử tri không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
- Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu trưng cầu ý dân đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Báo cáo tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Tổ chức việc bỏ phiếu lại tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân (nếu có).
Tổ trưng cầu ý dân kết thúc hoạt động sau 30 ngày kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh