2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tham nhũng là căn bệnh “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực nhà nước. Nói đến tham nhũng là nói đến sự nguy hại do nó gây ra trên tất cả các phương diện, từ chính trị, kinh tế, hành chính - pháp luật cho đến văn hóa, xã hội, đạo đức, tâm linh,…Vì vậy, phòng chống tham nhũng luôn là vấn đề rất quan trọng, then chốt trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhằm chứng minh hiệu quả hoạt động phòng chống tham nhũng, việc xác minh tài sản, thu nhập phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định tổ xác minh tài sản, thu nhập.
Theo khoản 1 Điều 46 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định tổ xác minh tài sản, thu nhập như sau:
1. Tổ xác minh tài sản, thu nhập gồm có Tổ trưởng và các thành viên. Trường hợp nội dung xác minh có tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cử người tham gia Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
Không bố trí người tham gia Tổ xác minh tài sản, thu nhập là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của người được xác minh hoặc người khác mà có căn cứ cho rằng người đó có thể không vô tư, khách quan trong việc xác minh tài sản, thu nhập.
Theo đó, tổ xác minh tài sản, thu nhập gồm có Tổ trưởng và các thành viên Tổ trưởng tổ xác minh tài sản, thu nhập sẽ là người trực tiếp điều hành việc xác minh tài sản, thu nhập, hướng dẫn, phân công các thành viên thực hiện việc xác minh tài sản, thu nhập theo trình tự, thủ tục luật định.
Quy định về người tham gia tổ xác minh tài sản, thu nhập không là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của người được xác minh hoặc người khác mà có căn cứ cho rằng người đó có thể không vô tư, khách quan trong việc xác minh tài sản, thu nhập nhằm đảm bảo tính trung thực, xác thực, không bị các yếu tố tình cảm làm ảnh hưởng đến việc xác minh tài sản, thu nhập.
Khoản 2 Điều 46 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Yêu cầu người được xác minh giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật phòng, chống tham nhũng;
- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập;
- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ cho việc xác minh;
- Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bằng văn bản với người ra quyết định xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định xác minh về nội dung báo cáo;
- Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh.
Khoản 3 Điều 46 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thu thập thông tin, tài liệu, xác minh tại chỗ đối với tài sản, thu nhập và thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổ trưởng;
- Kiến nghị Tổ trưởng áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều Điều 46 Luật phòng, chống tham nhũng để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Tổ trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổ trưởng về nội dung báo cáo;
- Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh