Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về trưng cầu ý dân?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:17 (GMT+7)

Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về trưng cầu ý dân

Trong tổ chức trưng cầu ý dân, người có hành vi vi phạm pháp luật về trưng cầu ý dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định về xử lý vi phạm pháp luật về trưng cầu ý dân.

Trưng cầu ý dân là gì?

Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật trưng cầu ý dân 2015.

Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân 2015. Theo đó, người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp:

+ Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.

+ Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.

Xử lý vi phạm pháp luật về trưng cầu ý dân

Theo Điều 50 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định như sau:

Điều 50. Xử lý vi phạm pháp luật về trưng cầu ý dân

1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Người nào cản trở hoặc trả thù người khiếu nại, tố cáo về trưng cầu ý dân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người có hành vi vi phạm pháp luật về trưng cầu ý dân bị xử phạt dưới các hình thức sau:

- Xử lý kỷ luật: Đây là biện pháp xử lý nhằm răn đe, giáo dục người có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân. Hình thức kỷ luật áp dụng có thể là: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc.

- Xử phạt vi phạm hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

- Truy cứu trách nhiệm hình sự: Truy cứu trách nhiệm hình sự là việc áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự qua các giai đoạn từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đến điều tra, truy tố và xét xử để buộc người đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi ấy, tức là phải chịu hình phạt.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư