2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích tối đa của người khiếu nại, luật sư, trợ giúp viên pháp lý có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về quyền, nghĩa vụ của luật sư, trợ giúp viên pháp lý theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Luật sư là người có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện để hành nghề Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý của khách hàng có yêu cầu, khách hàng của Luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý là các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, theo quy định tại Điều 2 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về Luật sư.
Trợ giúp viên pháp lý là những người thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý là chức danh được quy định những tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể theo Luật Trợ giúp pháp lý của Việt Nam, họ là viên chức nhà nước và làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Khoản 1 Điều 16 Luật Khiếu nại 2011 quy định Luật sư, trợ giúp viên pháp lý có các quyền sau đây:
- Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;
Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi được ủy quyền;
Uỷ quyền được hiểu là người khiếu nại cho phép luật sư, trợ giúp viên pháp lý có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc uỷ quyền đó.
- Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;
Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước.
Khoản 2 Điều 16 Luật Khiếu nại 2011 quy định Luật sư, trợ giúp viên pháp lý tham gia giải quyết khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:
- Xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và quyết định phân công trợ giúp pháp lý, giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại;
Thẻ luật sư là giấy chứng nhận tư cách thành viên của Đoàn Luật sư và thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Thẻ luật sư có giá trị không thời hạn.
Thẻ trợ giúp viên pháp lý được cấp cho những người làm việc ở Trung tâm có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đúng nội dung, phạm vi mà người khiếu nại đã ủy quyền;
3. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy Luật sư, trợ giúp viên pháp lý có trách nhiệm thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Khiếu nại 2011
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh