2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khiếu nại có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Khiếu nại thể hiện quyền lực nhà nước của nhân dân, tính tích cực công dân của người khiếu nại, giúp bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm hại. Bởi lẽ mỗi khiếu nại không chỉ chứa đựng thông tin về sự vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà còn bao hàm sự phê phán các chủ thể (những người có chức vụ). Từ đó làm tiêu chuẩn để những người làm công tác chỉ đạo, quản lý hành chính nhà nước nhận biết được những yếu kém của mình trong các lĩnh vực quản lý nhà nước để họ kịp thời cải cách, xử lý những hành vi vi phạm sao cho phù hợp nhất. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về rút khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình.
Căn cứ theo Điều 10 Luật Khiếu nại 2011 quy định việc rút khiếu nại như sau:
Điều 10. Rút khiếu nại
Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút khiếu nại thì đình chỉ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.
Như vậy, người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại. Người khiếu nại rút đơn khiếu nại thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định.
Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; khi nhận được đơn xin rút khiếu nại thì tiến hành đình chỉ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại. Đình chỉ khiếu nại có thể hiểu là dừng việc giải quyết khiếu nại đang tiến hành, chấm dứt việc thực hiện giải quyết khiếu nại theo tiến độ thông thường trên cơ sở mệnh lệnh bắt buộc.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Khiếu nại 2011
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh