2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là nội dung quan trọng của Luật khiếu nại. Quy định này giúp xác định ai là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và giải quyết đối với những loại khiếu nại nào. Việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại một cách cụ thể sẽ hạn chế tình trạng đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, đồng thời tránh được sự chồng chéo, tạo thuận lợi cho cả người dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, qua đó nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu nại có thể được thực hiện qua nhiều lần ở các cấp khác nhau và phạm vi giải quyết của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã được Luật khiếu nại quy định cụ thể.
Căn cứ theo Điều 19 Luật Thi đua, khen thưởng 2011 quy định thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương như sau:
Điều 19. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Theo đó, Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Khiếu nại 2011
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh