Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Tổng thanh tra Chính phủ được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:57 (GMT+7)

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Tổng thanh tra Chính phủ

 

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là nội dung quan trọng của Luật khiếu nại. Quy định này giúp xác định ai là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và giải quyết đối với những loại khiếu nại nào. Việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại một cách cụ thể sẽ hạn chế tình trạng đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, đồng thời tránh được sự chồng chéo, tạo thuận lợi cho cả người dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, qua đó nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của của Tổng thanh tra Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Khái quát chung

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu nại có thể được thực hiện qua nhiều lần ở các cấp khác nhau và phạm vi giải quyết của Tổng thanh tra Chính phủ đã được Luật khiếu nại quy định cụ thể.

Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ

Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành thanh tra. Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Căn cứ theo Điều 24 Luật Thi đua, khen thưởng 2011 quy định thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ như sau:

Thứ nhất: Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Xuất phát từ chức năng là thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, vậy nên Tổng thanh tra Chính phủ có thẩm quyền theo dõi, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, đảm bảo việc giải quyết khiếu nại được chặt chẽ, chính xác và hiệu quả.

Thứ hai: Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Đối với những hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, Tổng thanh tra Chính phủ có thẩm quyền kiến nghị người có thẩm quyền để áp dụng biện pháp cần thiết tùy thuộc vào mức độ vi phạm để xử lý hành vi vi phạm đó.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Khiếu nại 2011

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư