2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Khiếu nại có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Khiếu nại quyết định kỷ luật là cơ sở để cán bộ, công chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật được quy định như thế nào? Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do luật quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Căn cứ theo Điều 51 Luật Khiếu nại 2011 quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Việc quy định này nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác của quyết định kỷ luật. Cấp dưới có nghĩa vụ làm theo mệnh lệnh cấp trên, cấp trên quản lý cấp dưới. Vì vậy, người đứng đầu phải là người giải quyết khiếu nại do mình ban hành. Khi giải quyết lần 1 mà người khiếu nại không đồng ý, vậy cơ quan cấp trên sẽ xem xét lại; liệu người ban hành đã có những quyết định chính xác hay chưa; để đảm bảo tính chính xác, công bằng với quyết định đã ban hành.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh