Thẩm quyền sao văn bản trong quan, tổ chức nhà nước?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:17 (GMT+7)

Thẩm quyền sao văn bản trong quan, tổ chức nhà nước

Trong công tác văn thư, sao văn bản là nội dung quan trọng, đảm bảo việc cung cấp tài liệu, thông tin văn bản tương tự bản gốc nhằm phục vụ công tác của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vậy thẩm quyền sao văn bản trong cơ quan, tổ chức nhà nước được quy định như thế nào? Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.

Văn bản là gì? Bản sao văn bản là gì?

“Văn bản” là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.

Bản sao văn bản hiểu là bản chụp hay ghi chép, thể hiện một cách nguyên văn, đầy đủ, chính xác nội dung của bản chính hay bản gốc hay phần cần sao của văn bản và được trình bày theo thể thức, kỹ thuật quy định.

“Bản gốc văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.

“Bản chính văn bản giấy” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.

Thẩm quyền sao văn bản

Theo Điều 27 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư; thẩm quyền sao văn bản trong cơ quan, tổ chức nhà nước được quy đinh như sau:

Điều 27. Thẩm quyền sao văn bản

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc sao văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành, văn bản do các cơ quan, tổ chức khác gửi đến và quy định thẩm quyền ký các bản sao văn bản.

2. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Như vậy, Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền quyết định việc sao văn bản và quy định việc ký các bản sao văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành và văn bản do cơ quan, tổ chức khác gửi đến. Quy định thẩm quyền sao, ký bản sao, đảm bảo giá trị pháp lý của bản sao khi thực hiện đúng thẩm quyền sao và ký bản sao văn bản, từ đó hạn chế sao văn bản không đúng quy định tránh lãng phí.

Đối với bí mật nhà nước khi sao, chụp phải được đảm bảo an toàn, tuyệt mật bởi nó chứa đựng những thông liên liên quan đến chính trị - kinh tế - xã hội quốc gia. Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Theo đó, việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2020/NĐ-CP quy định một số điều Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư