Thời hạn giải quyết tố cáo được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:01 (GMT+7)

Thời hạn giải quyết tố cáo

Sau khi thụ lý tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ tiến hành giải quyết tố cáo trong thời hạn pháp luật quy định. Vậy thời hạn giải quyết tố cáo trong bao lâu? Dưới bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cơ sở pháp lý:

- Luật tố cáo 2018

- Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10-04-2019 của Chỉnh phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.

Tố cáo là gì?

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của pháp luật báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Giải quyết tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Thời hạn giải quyết tố cáo

Căn cứ theo Điều 30 Luật tố cáo 2018 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định thời hạn giải quyết tố cáo như sau:

Đối với vụ việc thông thường

1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

Thụ lý là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền bắt đầu tiếp nhận đơn tố cáo để tiến hành xem xét và giải quyết yêu cầu tố cáo của các cơ quan, tổ chức tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Theo đó, đối với vụ việc thông thường, thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể thừ ngày thụ lý tố cáo

Đối với vụ việc phức tạp

2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.

Vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:

a) Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên;

b) Tố cáo có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên;

c) Nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;

d) Tố cáo có yếu tố nước ngoài: người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;

đ) Nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức;

e) Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau;

g) Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.

Như vậy, đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.

Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp

3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 02 tiêu chí trở lên thuộc tiêu chí đối với vụ việc phức tạp nêu trên.

Như vậy, đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Thông báo về việc gia hạn giải quyết tố cáo

4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.

Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.

Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Việc gia hạn giải quyết tố cáo phải được quyết định bằng văn bản và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư