2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thụ lý tố cáo là bước đầu tiên trong quá trình giải quyết tố cáo. Việc nộp đơn tố cáo phải đúng trình tự, thủ tục và đúng quy định của pháp luật thì mới được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chấp nhận thụ lý và giải quyết. Dưới bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về thụ lý tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Luật tố cáo 2018
- Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10-04-2019 của Chỉnh phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của pháp luật báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thụ lý là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền bắt đầu tiếp nhận đơn tố cáo để tiến hành xem xét và giải quyết yêu cầu tố cáo của các cơ quan, tổ chức tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Khoản 1 Điều 29 Luật tố cáo 2018 quy định người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật
Theo đó, cụ thể là việc tiếp nhận tố cáo phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Xem thêm: Tiếp nhận tố cáo
Thứ hai: Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. người đại diện theo quy định của pháp luật có thể là Đại diện theo pháp luật hoặc Đại diện theo ủy quyền.
Thứ ba: Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
Pháp luật quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo. Chính vì vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tố cáo phải tố cáo đúng nơi có thẩm quyền giải quyết thì mới được chấp thuận thụ lý đối với tố cáo đó.
Thứ tư: Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
Quyết định thụ lý tố cáo hiểu là văn bản do của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo ban hành, nêu rõ nội dung quyết định, nội dung thụ lý tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.
Khoản 2 Điều 29 Luật tố cáo 2018 quy định quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Căn cứ ra quyết định;
- Nội dung tố cáo được thụ lý;
- Thời hạn giải quyết tố cáo.
Khoản 3 Điều 29 Luật tố cáo 2018 quy định
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.
Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Theo quy định nêu trên, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh