2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nhằm đảm bảo việc tổ chức trưng cầu ý dân theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định, pháp luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong tổ chức trưng cầu ý dân. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc tổ chức trưng cầu ý dân.
Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật trưng cầu ý dân 2015.
Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân 2015. Theo đó, người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp:
+ Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
+ Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
Điều 23 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định như sau:
Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc tổ chức trưng cầu ý dân
Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức phụ trách trưng cầu ý dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
Để việc tổ chức trưng cầu ý dân được thực hiện có kết quả, không chỉ các cơ quan chủ quản là Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức trưng cầu ý dân trong phạm vi quyền hạn của mình; cơ quan nhà nước khác, tổ chức, đơn vị vũ trag nhân dân có trách nhiệm thực hiện tốt các quy định về trưng cầu ý dân, phối hợp, tạo điều kiện để các cơ quan chủ quản phụ trách trưng cầu ý dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Đặc biệt, với vai trò là cử tri bỏ phiếu trưng cầu ý dân, công dân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh