2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khiếu nại có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Khiếu nại thể hiện quyền lực nhà nước của nhân dân, tính tích cực công dân của người khiếu nại, giúp bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm hại. Nhằm đảm bảo việc quản lý công tác giải quyết khiếu nại, pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc quản lý công tác giải quyết khiếu nại. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chuyên nghiệp, có chức năng điều hành xã hội trên cơ sở chấp hành và thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên… Cơ quan quản lý nước ta gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Căn cứ theo Điều 63 Luật Khiếu nại 2011 quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi cả nước.
- Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi cả nước.
Theo đó, Chính phủ sẽ trực tiếp chỉ đạo, xây dựng cơ cấu hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan cấp dưới trong công tác thực hiện quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại. Bởi lẽ, Chính Phủ là cơ quan đứng đầu trong quản lý hành chính nhà nước nên chính phủ có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi cả nước.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi quản lý của mình.
- Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra sở, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp quản lý công tác giải quyết khiếu nại.
Căn cứ theo Điều 63 Luật Khiếu nại 2011 quy định trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội về công tác giải quyết khiếu nại như sau:
- Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý công tác giải quyết khiếu nại, định kỳ thông báo với Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan, tổ chức mình.
- Toà án nhân dân địa phương, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý công tác giải quyết khiếu nại, định kỳ thông báo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan, tổ chức mình.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh