2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Lưu trữ đóng vai trò to lớn trong quản lý một lĩnh vực hoạt động quan trọng của Nhà nước, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản an toàn và phát huy tối đa giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ lợi ích của Nhà nước và của người dân. Đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế.
Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 được Quốc Hội thảo luận và chính thức thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2012. Luật gồm 7 chương, 42 điều. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).
Hoạt động lưu trữ là hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ.
Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và các vật mang tin khác.
Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ. Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp.
Theo Điều 6 Luật lưu trữ 2011 quy định trác nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về lưu trữ như sau:
Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý về lưu trữ, áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thu thập, quản lý, bảo quản và sử dụng tài liệu lưu trữ; ban hành quy chế về công tác lưu trữ của cơ quan, tổ chức mình.
Thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý về lưu trữ, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cần xác định mục tiêu tổng thể trong quản lý về lưu trữ của cơ quan, tổ chức mình. Từ đó xây dựng hệ thống quản lý về lưu trữ thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong nội bộ cơ quan, tổ chức mà còn liên kế chặt chẽ với cơ quan, tổ chức khác.
Việc xác định trách nhiệm, vai trò ban hành quy chế về công tác lưu trữ là nội dung đảm bảo hoạt động lưu trữ của cơ quan, tổ chức. Theo đó, quy chế về công tác lưu trữ là cơ sở để việc thu thập, quản lý, bảo quản và sử dụng tài liệu lưu trữ được thực hiện có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu cũng như tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh