2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Tiếp công dân là một hoạt động thường xuyên trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ta. Mục đích tiếp công dân là nhằm giải thích, hướng dẫn nhân dân thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Thông qua công tác tiếp công dân giúp cho cơ quan nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.
Trước tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25/11/2013 đã được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 17/2013/L-CTN ngày 06/12/2013. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 gồm 9 chương, 36 điều. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định về trách nhiệm của người tiếp công dân.
Mục đích của việc tiếp công dân là hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật, góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc trách nhiệm của người tiếp công dân tại các cơ quan, đơn vị để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 8 Luật tiếp công dân 2013, người tiếp công dân có trách nhiệm như sau:
1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
2. Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
3. Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
5. Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
6. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh