2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trưng cầu ý dân là hình thức thực hiện quyền dân chủ trực tiếp cao nhất của người dân. Qua đó, tạo cơ sở pháp lý cho người dân trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nước, trực tiếp thể hiện ý chí và thực hiện quyền làm chủ của mình đối với các vấn đề hệ trọng của đất nước. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày nguyên tắc trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật.
Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật trưng cầu ý dân 2015.
Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân 2015. Theo đó, người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp:
+ Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
+ Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
Theo Điều 4 Luật trưng cầu ý dân 2015, trưng cầu ý dân phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất: Bảo đảm để Nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội.
Hiến pháp 2013 đã nêu rõ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Vì vậy, xuất phát từ lí lẽ đó mà việc trưng cầu ý dân phải đảm bảo thể hiện được ý chí của nhân dân trong những vấn đề quan trọng của đất nước. Không chỉ đảm bảo quyền dân chủ nhân dân mà còn là cầu nối để nhà nước nắm bắt được nguyện vọng, tinh thần của nhân dân, từ đó tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội.
Thứ hai: Thực hiện nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín khi trưng cầu ý dân.
Nguyên tắc này có tính đặc thù, đảm bảo cho công dân đến tuổi bầu cử được quyền bầu cử như nhau, không một ai có đặc quyền riêng khác với người khác, nó đảm bảo cho ý chí của Nhân dân được thể hiện một cách trung thực và chính xác. Đối với việc bỏ phiếu kín khi trưng cầu ý dân là nội dung phiếu bầu của cử tri được giữ kín kể từ khi cử tri viết phiếu cho đến khi bỏ phiếu vào hòm phiếu. Việc bỏ phiếu kín đảm bảo cho cử tri hoàn toàn tự do ý chí trong việc bỏ phiếu, không chịu sự áp đặt nào bên ngoài, không ai được cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến quyền tự do lựa chọn đó.
Thứ ba: Việc trưng cầu ý dân phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định.
Việc tuân thủ đúng các quy định pháp luật về quy trình, thủ tục tiến hành trưng cầu ý dân là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm tạo điều kiện để tổ chức thành công các cuộc trưng cầu ý dân trong thực tiễn của đời sống chính trị ở nước ta hiện nay.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh