2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tiếp công dân là một hoạt động thường xuyên trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ta. Mục đích tiếp công dân là nhằm giải thích, hướng dẫn nhân dân thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Thông qua công tác tiếp công dân giúp cho cơ quan nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.
Trước tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25/11/2013 đã được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 17/2013/L-CTN ngày 06/12/2013. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 gồm 9 chương, 36 điều. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định về cử người đại diện trong trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.
Điều 2 Luật Tiếp công dân 2013 định nghĩa như sau: Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.
Người đại diện hiểu là người thay mặt cho những người có cùng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người đại diện sẽ trực tiếp trình bày với người tiếp công dân nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo nhất trí, thống nhất của tất cả những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Theo Điều 29 Luật tiếp công dân 2013, cử người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung được quy định như sau:
- Khi nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân thì người tiếp công dân yêu cầu những người này phải cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với người tiếp công dân (sau đây gọi chung là người đại diện). Người đại diện phải là người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, người phản ánh. Việc cử người đại diện phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký của tất cả những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Trường hợp có từ năm đến mười người thì cử một hoặc hai người đại diện; trường hợp có trên mười người thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá năm người. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử người đại diện.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh