Cách tính thuế TNCN cho người nước ngoài mới nhất

Thứ ba, 26/12/2023, 08:24:02 (GMT+7)

Thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài là gì? Tính thuế TNCN cho người nước ngoài nhanh nhất. Dịch vụ tư vấn thuế TNCN uy tín - hiệu quả.

Người nước ngoài có phải nộp thuế TNCN không? Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài theo quy định pháp luật như thế nào? Hãy GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được Luật sư doanh nghiệp tư vấn pháp luật thuế Miễn Phí và được cung cấp dịch vụ luật sư giỏi về thuế thu nhập cá nhân UY TÍN - HIỆU QUẢ.

Cơ sở pháp lý

- Thuế thu nhập cá nhân 2007;

- Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012;

- Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014;

- Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;

- Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP;

- Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính;

- Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân hiểu là khoản tiền nộp người nộp thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có mức thu nhập chịu thuế sau khi đã trừ đi các khoản miễn thuế và các khoản được giảm trừ theo quy định của pháp luật. Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của người nộp thuế; có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố ngân sách nhà nước, góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Đối tượng phải nộp TNCN (thuế thu nhập cá nhân)

Theo quy định pháp luật thuế, các đối tượng phải nộp thuế bao gồm: 

Thứ nhất: Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam đảm bảo các điều kiện:

- Có mặt từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

- Có nơi ở thường xuyên, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê theo hợp đồng thuê có thời hạn tại Việt Nam .

Thứ hai: Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Các nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú nêu trên.

Người nước ngoài có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Định nghĩa về người nước ngoài được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 giải thích như sau: Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Như vậy, trường hợp người nước ngoài cư trú trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc không cư trú trong lãnh thổ Việt Nam có phát sinh thu nhập chịu thuế thuộc hai trường hợp nêu trên phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật. Để tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài, cần xác định người nước ngoài là cá nhân cư trú hay không cư trú thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, việc tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài cần phải xác định các khoản thu nhập chịu thuế và tính thuế áp dụng cho từng loại thu nhập chịu thuế cụ thể.

Tính thuế TNCN (thu nhập cá nhân) cho người nước ngoài?

 Dưới đây là cách tính thuế thu nhập cho người nước ngoài từ tiền công, tiền lượng.

Người nước ngoài là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế

Thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương đối với cá nhân cư trú được áp dụng theo công thức sau: 

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó: 

1. Xác định thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được - Các khoản được miễn thuế.

Các khoản được miễn thuế như là thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng,thu nhập từ học bổng từ ngân sách nhà nước, tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó, thu nhập từ phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật,.....

Các khoản giảm trừ bao gồm:  Các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện; Giảm trừ gia cảnh. 

Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định: 

+ Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

+ Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

2. Thuế suất 

Đối với người nước ngoài ký kết hợp đồng lao động từ 03 tháng, thuế suất áp dụng một trong hai cách sau:

- Theo lũy tiến từng phần:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm
 (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng
 (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

 Trên 960 

Trên 80

35

- Theo Biểu tính thuế rút gọn, cụ thể: 

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 trđ

Đối với người nước ngoài không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng nếu tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập.

Người nước ngoài là cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế

Thuế thu nhập cá nhân của người nước ngoài không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.

Thuế thu nhập phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất 20%

Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp người nước ngoài không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:

- Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

+

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Tổng số ngày làm việc trong năm

Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

- Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày có mặt ở Việt Nam

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

+

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

 

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài

Trường hợp có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ liên quan đến thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm.

Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành tư vấn và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của bạn một cách hiệu quả nhất.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư