2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Kế toán là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế hay nói cách khác chính là quản lý ở các đơn vị kế toán. Tuy nhiên, các đơn vị kế toán này trong quá trình hoạt động có thể xảy ra các trường hợp như chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản. Vậy trong những trường hợp này các đơn vị kế toán cần phải làm gì? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 2 của Luật này có lập báo cáo tài chính. Cụ thể là các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau:
- Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Kế toán 2015, trong trường hợp đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
- Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
- Phân chia tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
- Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều này cũng quy định rằng đn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán.
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Kế toán 2015, trong trường hợp đơn vị kế toán bị tách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
- Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;
- Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
- Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
Khoản 2 Điều 44 Luật Kế toán 2015 cũng quy định đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 45 Luật Kế toán 2015 quy định trường hợp các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị kế toán bị hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
- Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
- Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
- Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.
Khoản 2 Điều 45 Luật Kế toán 2015 quy định, đơn vị kế toán hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
- Căn cứ vào biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này;
- Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất;
- Nhận, lưu trữ tài liệu kế toán của các đơn vị bị hợp nhất.
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật Kế toán 2015, trường hợp đơn vị kế toán bị sáp nhập vào đơn vị kế toán khác phải thực hiện các công việc sau đây:
- Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
- Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
- Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập.
Bên cạnh đó, đơn vị kế toán nhận sáp nhập căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 47 Luật Kế toán 2015 quy định trong trường hợp Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu phải thực hiện các công việc sau đây:
- Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
- Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
- Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán sau chuyển đổi.
Bên cạnh đó, đơn vị kế toán sau chuyển đổi căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Kế toán 2016, trường hợp đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động phải thực hiện các công việc sau đây:
- Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
- Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến việc giải thể, chấm dứt hoạt động;
- Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động sau khi xử lý xong cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc tổ chức, cá nhân lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
Bên cạnh đó, trường hợp đơn vị kế toán bị tuyên bố phá sản thì Toà án tuyên bố phá sản chỉ định người thực hiện công việc kế toán quy định tại khoản 1 Điều này.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh