2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Kiểm tra kế toán là công việc hết sức quan trọng trong công tác kế toán, kiểm tra kế toán giúp ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, chống tham ô lãng phí góp phần đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của cơ quan, tổ chức. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về kiểm tra kế toán. Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 2 của Luật này có lập báo cáo tài chính. Cụ thể là các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau:
- Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Kiểm tra kế toán là việc xem xét, đánh giá tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán.
Theo khoản 1 Điều 34 Luật Kế toán 2015, đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, trừ các cơ quan quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Pháp luật hiện hành quy định các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán bao gồm:
- Bộ Tài chính;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý;
- Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc
Bên cạnh các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán, pháp luật cũng quy định về các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán bao gồm:
- Bộ Tài chính;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý;
- Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc
- Cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán.
Nhằm đảm bảo tính thống nhất, công bằng trong việc kiểm tra kế toán, điều 35 Luật Kế toán 2015 quy định về nội dung kiểm tra kế toán bao gồm:
- Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán;
- Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
- Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
Nội dung của việc kiểm tra kế toán phải được xác định tỏng quyết định kiểm tra, trừ trường hợp cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán.
Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động. Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, cần có thời gian để đánh giá, đối chiếu, kết luận, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kéo dài thời gian kiểm tra; thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.
Điều 37 Luật Kế toán 2015 quy định về quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán bao gồm:
- Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải công bố quyết định kiểm tra kế toán, trừ các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của Luật này. Đoàn kiểm tra kế toán có quyền yêu cầu đơn vị kế toán được kiểm tra cung cấp tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi cần thiết.
- Khi kết thúc kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải lập biên bản kiểm tra kế toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tra một bản; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật về kế toán thì xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.
- Đoàn kiểm tra kế toán phải tuân thủ trình tự, nội dung, phạm vi và thời gian kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị kế toán và không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra.
Khoản 1 Điều 38 Luật Kế toán 2015 quy định trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra kế toán như sau:
- Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra;
- Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
Khoản 1 Điều 38 Luật Kế toán 2015 quy định quyền của đơn vị được kiểm tra kế toán bao gồm các quyền sau:
- Từ chối việc kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 34 hoặc nội dung kiểm tra không đúng với quy định tại Điều 35 của Luật này;
- Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
Khoản 2 Điều 39 Luật kế toán 2015 quy định đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Tài sản của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả;
- Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.
Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
Khoản 4 Điều 39 Luật Kế toán 2015 quy định kiểm toán nội bộ có các nhiệm vụ sau đây:
- Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;
- Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán;
- Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị kế toán
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh