Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:57 (GMT+7)

Bài viết chỉ ra ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu?

Trong xu thế toàn cầu hóa, sự giao thương buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia. Để bảo vệ nền kinh tế phát triển bền vững, bảo đảm anh ninh trật tự, an toàn sức khỏe của người tiêu dùng, các quốc gia phải đặt ra các biện pháp cần thiết. Tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu là một trong những biện pháp hành chính để giải quyết những vấn đề vừa nêu ra ở trên. Vậy ai có thâm quyền áp dụng biện pháp này Và có ngoại lệ nào cho trường hợp này không?

Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

Hiện nay, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thuộc về Bộ trưởng Bộ công thương. Cụ thể tại Điều 13 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu như sau:

+ Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.

+ Bộ Công Thương thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước có liên quan theo thủ tục đã thỏa thuận khi có quyết định về việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này.

Thời hạn áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật quản lý ngoại thương 2017 như sau:

“2. Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc hàng hóa không còn thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, có hai trường hợp bãi bỏ thực hiện áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Một là bãi bỏ khi đã hết thời hạn tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Hai là bãi bỏ khi hàng hóa không nằm trong các trường hợp hợp áp dụng biển pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa.

Các trường hợp ngoại lệ

Khi thuộc vào một trong các trường hợp như đã phân tích ở trên, hàng hóa sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Tuy nhiên, theo quy định định tại Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì vẫn có những trường hợp ngoại lệ đối với biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Cụ thể như sau:

+ Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Việc thực hiện phải dựa trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.

+ Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương II Luật Quản lý ngoại thương 2017.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý ngoại thương 2017

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư