2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Án phí bao gồm:
+ Án phí hình sự;
+ Án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;
+ Án phí hành chính.
Các loại án phí trên gồm có án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.
Căn cứ vào quy định của Luật phí và lệ phí và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về án phí, lệ phí Tòa án; mức thu án phí, lệ phí Tòa án đối với mỗi loại vụ việc cụ thể; các trường hợp được miễn, giảm hoặc không phải nộp án phí, lệ phí Tòa án; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án. Cụ thể, việc thu án phí, lệ phí được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và quy định của Nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14).
Mức án phí, lệ phí Tòa án được quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết trên. Đối với vụ án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức án phí bằng 50% mức án phí quy định tại mục A Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Án phí dân sự được hiểu là khoản tiền mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước khi Toà án giải quyết vụ án dân sự và được thi hành khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Còn lệ phí có thể hiểu là số tiền mà đương sự, người yêu cầu phải nộp khi yêu cầu Toà án cấp giấy tờ hoặc giải quyết việc dân sự. Án phí, lệ phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Công tác xét xử, thi hành án trong những năm gần đây cho thấy nhiều trường hợp việc kiện là vô căn cứ. Trong nhiều vụ việc dân sự, nguyên đơn được triệu tập nhiều lần để hoà giải hoặc cung cấp thông tin nhưng nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì Toà án phải ra quyết định tạm hoãn, dẫn đến việc thi hành một số vụ án dân sự về khoản tiền phạt hay bồi thường thiệt hại gặp khó khăn, gây phí tổn không cần thiết cho Toà án cũng như các đương sự khác. Do đó, nếu có một chế độ án phí, lệ phí hợp lý thì tình hình trên sẽ được hạn chế.
Án phí, lệ phí Tòa án đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 tại Điều 43 như sau:
“Điều 43. Án phí, lệ phí Tòa án đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Án phí, lệ phí Tòa án đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.
2. Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án.”
Tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về về mức thu án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, ... quy định như sau:
“Điều 9. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án theo quy định của Nghị quyết này.”
Cụ thể UBTVQH cũng quy định về nghĩa vụ của chủ thể chịu án phí dân sự sơ thẩm tại Điều 26 Nghị quyết trên như sau:
“Điều 26. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm
1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
3. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.
[…]”
Như vậy, án phí, lệ phí Tòa án đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện theo quy định trên của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án
- Ví dụ quy định pháp luật về mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án dân sự tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch đó là:
Giá trị tranh chấp tương ứng với mức án phí như sau:
a) Từ 60.000.000 đồng trở xuống là 3.000.000 đồng
b) Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng là 5% giá trị tranh chấp
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng là 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch thì mức thu án phí là 3.000.000 triệu đồng.
Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì có khá nhiều trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án, trong đó cũng quy định về trường hợp người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình như sau:
“Điều 11. Không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án
3. Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.”
Quy định trên của pháp luật cũng đã góp phần bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trước nhiều “thủ đoạn” vô cùng tinh vi của một vài tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thực hiện đúng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng hàng hóa, sản phẩm dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho người tiêu dùng khi sử dụng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh