2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá gồm có áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời; áp dụng biện pháp cam kết; áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức; áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 và Điều 37 Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018.
Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó.
Về bản chất, đây là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Tại Khoản 1 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:
“1. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.”
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với mức thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.
Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời gồm các nội dung chính như sau:
+ Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá trong đó bao gồm tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành;
+ Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời;
+ Tên nước sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá;
+ Mức thuế chống bán phá giá tạm thời;
+ Hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời;
+ Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.
Tại Khoản 1 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:
“…Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực. Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa tương tự vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá 60 ngày.”
Như vậy, trong trường hợp thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng thấp hơn biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam yêu cầu gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra của tổ chức, cá nhân xuất khẩu yêu cầu đó chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng thời gian gia hạn không quá 60 ngày.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý ngoại thương 2017
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh