2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu diễn ra hiệu quả và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Nhà nước đề ra các biện pháp quản lý hoạt động ngoại thương. Trong đó có biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể quy định của pháp luật liên quan đến biện pháp này được thể hiện qua bài viết sau đây.
Tại Khoản 2 Điều 29 Luật Quản lý ngoại thương 2017 định nghĩa biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
“2. Quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là quản lý theo điều kiện) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quy định điều kiện về chủ thể kinh doanh, chủng loại, số lượng, khối lượng, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, địa bàn mà thương nhân phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không cần phải cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.”
Theo đó, đây là biện pháp hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng không cần phải cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể kinh doanh, chủng loại, số lượng, khối lượng, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, địa bàn mà thương nhân phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện
Tại Khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định việc áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện trong trường hợp như sau:
“1. Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện trong các trường hợp cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường.”
Theo đó, đây là biện pháp quản lý hoạt động ngoại thương chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết mà việc áp dụng biện pháp này là vì lý do thực sự quan trọng liên quan đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường.
Việc áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 30 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
“2. Việc áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện phải bảo đảm công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan quản lý nhà nước và của thương nhân.
3. Trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Như vậy, cũng như các biện pháp quản lý ngoại thương khác, biên pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu cũng phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan quản lý nhà nước và của thương nhân. Đồng thời việc áp dụng biện pháp này phải dựa trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 31 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
“Điều 31. Thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện
1. Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện; quy định phương thức, phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hàng hóa thuộc Danh mục; quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm công bố công khai Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và công bố điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc Danh mục.”
Theo đó, Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện tại Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.
Căn cứ Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa kèm theo mã HS trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS và ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết về việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật và thực hiện việc cấp phép theo quy định (theo Khoản 2, 3 Điều 7 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018).
Căn cứ mục tiêu điều hành trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc áp dụng Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số loại hàng hóa (theo Khoản 4 Điều 7 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018).
Như vậy, việc quy định biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu nhằm đảm bảo hài hòa, lồng ghép giữa hai nguyên tắc cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép và thương nhân được kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm. Từ đó, đảm bảo lợi ích công cộng, an ninh quốc phòng, hoặc phù hợp cam kết quốc tế… buộc các thương nhân phải thực hiện theo những nguyên tắc quy định trong Luật và chỉ được áp dụng đối với danh mục hàng hóa cụ thể.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý ngoại thương 2017
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh