2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đoàn kiểm tra do thủ trưởng cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định thành lập trên cơ sở chương trình, kế hoạch kiểm tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra đột xuất. Đoàn kiểm tra phải có ít nhất năm mươi phần trăm số thành viên là kiểm soát viên chất lượng.
Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đoàn kiểm tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xuất trình các tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hóa theo nội dung kiểm tra và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra; khi cần thiết, yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp bản sao các tài liệu quy định tại khoản này;
2. Lấy mẫu để thử nghiệm khi cần thiết;
3. Niêm phong hàng hóa, tạm dừng bán hàng hóa không phù hợp trong quá trình kiểm tra trên thị trường;
4. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có biện pháp khắc phục, sửa chữa;
5. Kiến nghị cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xử lý.
6. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử khi tiến hành kiểm tra;
7. Bảo mật kết quả kiểm tra và các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;
8. Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận và xử lý vi phạm của mình.
Kiểm soát viên chất lượng là công chức được bổ nhiệm vào ngạch kiểm soát viên chất lượng thuộc cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tiêu chuẩn, chế độ và việc bổ nhiệm kiểm soát viên chất lượng do Chính phủ quy định.
Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, kiểm soát viên chất lượng có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xuất trình các tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hóa theo nội dung kiểm tra và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra; khi cần thiết, yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp bản sao các tài liệu quy định tại khoản này;
2. Niêm phong, tạm dừng bán hàng hóa không phù hợp trong quá trình kiểm tra trên thị trường;
3. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có biện pháp khắc phục, sửa chữa;
4. Kiến nghị cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 46 của Luật này;
5. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử khi tiến hành kiểm tra;
6. Bảo mật kết quả kiểm tra và các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;
7. Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận và xử lý vi phạm của mình.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa?
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh