Các hoạt động phát triển ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:04 (GMT+7)

Bài này phân tích các hoạt động phát triển ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại là gì?

Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại là một trong những biện pháp để phát triển hoạt động ngoại thương ở nước ta. Tại Khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại 2005 định nghĩa: Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương đó là:

“1. Hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam.

2. Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương.

3. Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.

5. Các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương khác theo quy định của pháp luật.”

Cụ thể các hoạt động như sau:

Xây dựng, thực hiện các chương trình, hoạt động cấp quốc gia phát triển thương hiệu

Tại Điểm a Khoản 2 Điều 105 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:

“a) Xây dựng, thực hiện các chương trình, hoạt động cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia về sản phẩm, hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định nhằm phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ;”

Theo đó, Chính Phủ quyết định đối với chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại và chương trình cấp quốc giá về xây dựng, phát triển thương hiệu. Nguồn kinh phí, nguyên tắc hỗ trợ và mức hỗ trợ kinh phí đối với các đề án xúc tiến thương mại trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu do Chính phủ quy định chi tiết tại Mục 2, Mục 3 Chương II Nghị định 28/2018/NĐ-CP ngày 1/3/2018

Xây dựng, thực hiện phát triển thị trường, quảng bá thương hiệu sản phẩm, hàng hóa địa phương

Tại Điểm b Khoản 2 Điều 105 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:

“b) Xây dựng, thực hiện các hoạt động phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, hàng hóa địa phương do chính quyền địa phương thực hiện nhằm phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ;”

Chương trình phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm do chính quyền địa phương thực hiện bao gồm các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, hàng hóa, hỗ trợ các sản phẩm có thế mạnh của địa phương phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam

+ Tổ chức và tham gia hội nghị, hội chợ, triển lãm, giao dịch, sự kiện xúc tiến thương mại ở nước ngoài và tại Việt Nam phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Tư vấn, hỗ trợ xây dựng hệ thống phân phối và khu vực trưng bày, giới thiệu hàng hóa xuất khẩu ở nước ngoài và tại Việt Nam.

+ Tổ chức đoàn khảo sát thị trường, giao dịch với tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.

+ Tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tham gia các hội nghị, hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường và giao dịch với doanh nghiệp Việt Nam.

+ Tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, cổng thông tin điện tử, mạng internet, mạng viễn thông.

Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương

Hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương gồm: Các trung tâm hội chợ, triển lãm, hạ tầng xúc tiến thương mại; các trung tâm logistics; các kho ngoại quan, điểm thu gom hàng lẻ (CFS). Các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ logistics phục vụ hoạt động ngoại thương gồm:

+ Tổ chức, tham gia hội nghị, hội chợ, triển lãm ở nước ngoài về logistics;

+ Mời đoàn doanh nghiệp vào Việt Nam trao đổi về cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics;

+ Tổ chức diễn đàn logistics Việt Nam, tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics tại Việt Nam;

+ Các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương cụ thể khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Hỗ trợ nghiên cứu sản phẩm, ngành hàng, thị trường:

+ Xây dựng và phát hành thông tin, cơ sở dữ liệu về sản phẩm, ngành hàng, thị trường; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, Điều kiện của các tổ chức nhập khẩu, cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Tổ chức và tham gia các Chương trình khảo sát, hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về sản phẩm, ngành hàng, thị trường;

+ Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn trong nước và nước ngoài cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường;

+ Tổ chức tuyên truyền quảng bá các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu trên các phương tiện truyền thông trong nước và nước ngoài.

Hỗ trợ, nâng cao năng lực thiết kế nhằm phát triển sản phẩm và thị trường cho doanh nghiệp:

+ Đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp và các nhà thiết kế;

+ Tổ chức hoạt động tư vấn, thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ thực hiện thiết kế, phát triển sản phẩm;

+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thiết kế phát triển sản phẩm;

+ Tổ chức hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp với các nhà thiết kế;

+ Tuyên truyền quảng bá về phát triển thiết kế;

+ Các hoạt động khác liên quan tới hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thiết kế.

Các hoạt động hỗ trợ, nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.

Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường

Đào tạo, tập huấn, tư vấn, nâng cao năng lực (trực tiếp và trực tuyến) bao gồm:

+ Tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin thương mại, khảo sát và nghiên cứu thị trường, ngành hàng xuất khẩu;

+ Xây dựng và triển khai chiến lược marketing xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các ngành hàng xuất khẩu tiềm năng, nâng cao năng lực xây dựng và quảng bá nhãn hiệu sản phẩm;

+ Tổ chức và tham gia các Chương trình xúc tiến thương mại, hội nghị, hội chợ, triển lãm, giao dịch;

+ Tổ chức và tham gia các hoạt động, kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối, bao gồm cả các hoạt động giao thương, kết nối thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, cổng thông tin điện tử, mạng internet, mạng viễn thông;

+ Đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng; xử lý tranh chấp thương mại quốc tế;

+ Thiết kế phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường;

+ Năng lực, kỹ năng xúc tiến thương mại khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

Xây dựng và phát hành các ấn phẩm, tài liệu đào tạo, tập huấn, tư vấn nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý ngoại thương 2017

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư