2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tại Điều 4 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 quy định về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.
2. Quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
3. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải được thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.
4. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức, cá nhân khác.”
Như vậy, có 04 nguyên tắc được pháp luật quy định nhằm thống nhất quan điểm chung về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Dựa vào những nguyên tắc này, các tổ chức, cá nhân có liên quan cần tuân thủ đúng để tránh bị xâm phạm về quyền lợi hay phải bồi thường thiệt hại khi không tuân thủ các nguyên tắc trên.
Với dân số gần 100 triệu dân tính đến năm 2021, Việt Nam được xem là quốc gia có thị trường tiêu dùng vô cùng lớn và tiềm năng. Bất kể là cá nhân hay tổ chức nào cũng đều có thể là người tiêu dùng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhiều nguồn khác nhau chính vì thế để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Nhà nước và toàn xã hội cần có trách nhiệm thực hiện đúng những nghĩa vụ của mình trong quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật không chỉ thể hiện ở Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 mà còn hiện diện trên nhiều văn bản pháp luật khác như là Luật Cạnh tranh năm, Luật An toàn thực phẩm, Luật Giá, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ người tiêu dùng,… Với những quy định trên, quyền lợi của người tiêu dùng đã được pháp luật đảm bảo đầy đủ, rõ ràng và cụ thể.
Ví dụ tại Điểm a Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định rõ về mức phạt tiền trong các lĩnh vực liên quan đến tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ như sau:
“Điều 4. Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
4. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;”
Người tiêu dùng là bất cứ cá nhân hay tổ chức nào có nhu cầu sử dụng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt mà không vì mục đích bán lại hoặc mục đích thương mại khác. Vì thế mà trong quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ người mua với vị thế yếu, không thể nắm được đầy đủ thông tin về sản phẩm, có thể gặp rủi ro trong quá trình sử dụng bất cứ lúc nào. Việc lạm dụng từ ngữ để quảng cáo cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ vẫn còn xảy ra ở nhiều loại hàng hóa, dịch vụ. Chúng ta không khó để tìm kiếm trên thị trường những sản phẩm hàng hóa tự gán những dòng chữ “chất lượng hàng đầu” hay “sản phẩm số 1” lên nhãn hàng hóa, mặc dù không có tổ chức nào công nhận. Do đó việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cần phải được thực hiện kịp thời, công bằng, đúng pháp luật, rõ ràng và công khai đại chúng vì đây cũng là một quan hệ phát sinh hàng ngày, diễn ra trên phạm vi rộng, nhiều chủ thể tham gia trong quan hệ đó, trực tiếp chịu ảnh hưởng từ hàng hóa, dịch vụ mà họ tiêu dùng.
Hiện nay, có nhiều người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi nhưng không biết phản ánh với cơ quan, tổ chức nào, không biết địa chỉ để khiếu nại vì thế mà rất cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội giúp Nhà nước tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, hướng dẫn người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, có thể kể đến Hội Bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề,… đã và đang thực hiện tốt công việc đó. Những hoạt động của các hội và hiệp hội này không vì mục đích lợi nhuận, tuân thủ các nguyên tắc theo quy định của pháp luật liên quan về hoạt động của tổ chức xã hội và nhằm mục đích hỗ trợ hoặc đại diện cho người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật. Hoạt đông đó của hội, hiệp hội không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức, cá nhân khác.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh